Kinh tế tuần hoàn từng bước thay thế kinh tế tuyến tính

27/06/2023 387
08:14 01/08/2023

Kinh tế tuần hoàn từng bước thay thế kinh tế tuyến tính

Ths. Phạm Thế Hùng, Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV

Trong xu thế hội nhập sâu với kinh tế toàn cầu, Việt Nam là quốc gia duy nhất có hiệp định thương mại tự do (FTA) với khoảng 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tại các FTA đều có những nội dung cam kết về tiêu chuẩn an toàn môi trường sinh thái phát triển bền vững. Do vậy, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam là tất yếu, đảm bảo thực hiện đầy đủ cam kết phát triển bền vững…

Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động.
Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động.

Môi trường sinh thái toàn cầu đã và đang phải đối mặt với sự phát triển kinh tế – xã hội thiếu bền vững, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Nhận thức được những điều này, nhiều quốc gia thay đổi chiến lược phát triển hướng tới nền kinh tế sạch – nền kinh tế tuần hoàn. Việt Nam không phải là một ngoại lệ.

KINH TẾ TUẦN HOÀN VỚI ƯU THẾ VƯỢT TRỘI

Là một nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đang duy trì nền kinh tế tuyến tính truyền thống, nghĩa là tăng trưởng vẫn dựa trên các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chuyển sang tăng trưởng theo chiều sâu còn chậm. Quá trình sản xuất vẫn tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng và thải ra một lượng lớn chất thải.

Tính riêng năm 2021, mỗi ngày các đô thị Việt Nam thải ra 38.000 tấn rác, tỷ lệ thu gom, xử lý hơn 85%; con số này ở nông thôn là 32.000 tấn/ngày và chỉ thu gom được khoảng 55%.

Dự báo đến năm 2025, lượng rác của Việt Nam đạt khoảng 100 triệu tấn, bao gồm rác thải sinh hoạt, công nghiệp và y tế. Tình trạng rác thải chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường đã trở thành một vấn đề cấp bách đối với hoạt động bảo vệ môi trường của Chính phủ Việt Nam.

Trước những thách thức về cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường, khái niệm về một nền kinh tế mới – nền kinh tế tuần hoàn – đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ của nhiều tổ chức và chính phủ trên toàn thế giới. Mô hình kinh tế này hướng đến tái sử dụng nguyên vật liệu, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Theo báo cáo của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới, ước tính Việt Nam lãng phí gần 3 tỷ USD mỗi năm vì không tái chế hết rác thải nhựa từ sinh hoạt. Còn chất thải hữu cơ ước tính lãng phí hơn 30 tỷ USD mỗi năm khi gần 70% không được tái chế.

Kinh tế tuyến tính (Linear Economy) là mô hình bắt đầu từ khai thác tài nguyên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế, tiếp đó là sản xuất, phân phối, tiêu dùng và cuối cùng là thải loại (Hình 1).

Một cách ngắn gọn, có thể nói đây chính là quá trình biến tài nguyên thành chất thải, do đó tất yếu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Kinh tế tuyến tính không còn là một mô hình bền vững trong điều kiện tài nguyên giới hạn dẫn đến gia tăng tình trạng thiếu nguyên liệu, ô nhiễm, nhu cầu nguyên liệu và nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm đòi hỏi cao về bảo vệ môi trường. Số lượng vật liệu hữu hạn và phụ thuộc vào một số nhà cung cấp dẫn đến gia tăng biến động giá cả các vật liệu quan trọng.

Theo số liệu tổng hợp của Bernice Lee, Felix Preston, biến động giá nguyên, vật liệu đã tăng lên kể từ năm 2006. Điều này không chỉ gây khó khăn cho người sản xuất và người mua nguyên liệu, mà còn làm gia tăng rủi ro  trên thị trường và giá nguyên liệu thô tăng trong dài hạn.

Cách tiếp cận “tuyến tính” hiện nay để đáp ứng nhu cầu (được xây dựng trên cơ sở “lấy, làm, lãng phí”) đã thể hiện tính thiếu bền vững. Các doanh nghiệp phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm sẽ gặp rủi ro để duy trì quy mô hiện tại và tăng trưởng. Kinh tế tuyến tính đã và đang gây ra những áp lực về suy giảm tài nguyên và gia tăng lượng thải. So với 50 năm trước, tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên của thế giới đã tăng 190%, theo Living Planet Report, 2018.

Kinh tế tuần hoàn từng bước thay thế kinh tế tuyến tính - Ảnh 1

Trong khi đó, kinh tế tuần hoàn (circular economy) là cách tiếp cận phát triển kinh tế mới, hướng tới việc kết nối điểm cuối của quá trình ấy trở lại với điểm đầu, thậm chí khôi phục và tái tạo các vật chất ở cuối mỗi vòng khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, giữ cho vật chất được sử dụng lâu nhất có thể (Hình 2).

Thực tế, kinh tế tuần hoàn không phải là một khái niệm mới mà đã sớm được đưa ra từ những năm 60 và 70 của thế kỷ XX bởi các nhà kinh tế như Boulding năm 1966, các kiến trúc sư và nhà phân tích công nghiệp như Stahel & Reday-Mulvey năm 1976, sau đó đã trải qua nhiều năm phát triển và hoàn thiện. Tới nay, khái niệm kinh tế tuần hoàn được thừa nhận rộng rãi nhất là do tổ chức Ellen MacArthur Foundation đưa ra tại Hội nghị Kinh tế toàn cầu năm 2012.

Theo đó, kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khái niệm “kết thúc vòng đời” của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó.

Như vậy, bản chất của kinh tế tuần hoàn là tính khôi phục (restorative) và tính tái tạo (regenerative), với 3 nội hàm cơ bản.

Một là, bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên thông qua việc kiểm soát hợp lý các tài nguyên không thể phục hồi và cân đối với các tài nguyên có thể phục hồi, các nguồn năng lượng tái tạo.

Hai là, tối ưu hóa lợi tức của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm và vật liệu nhiều nhất có thể trong các chu trình kỹ thuật và sinh học.

Ba là, nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống bằng cách chỉ rõ và thiết kế các ngoại ứng tiêu cực (thiết kế chất thải, thiết kế  ô nhiễm).

Trong thế kỷ XX, khái niệm sản xuất khép kín rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Vào thời điểm đó, mô hình canh tác phổ biến là vườn – ao – chuồng sử dụng chất thải từ hoạt động này làm đầu vào cho hoạt động khác. Chẳng hạn, rác hữu cơ từ việc trồng rau được tận dụng làm thức ăn gia súc cho cá trong ao hoặc cho gia cầm, gia súc sống trong chuồng.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường như trên hầu như không được quan tâm. Thay thế cho các mô hình này, việc sử dụng hóa chất (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) và áp dụng máy móc canh tác tự động không chỉ phá vỡ vòng tròn tự nhiên của nguyên liệu mà còn tạo ra nhiều chất thải, thậm chí chất thải độc hại, thường được thải ra môi trường.

VIỆT NAM CẦN CHUYỂN SANG NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN

Chất thải rắn là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất ở Việt Nam. Theo một nghiên cứu năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam về hành vi người tiêu dùng nhựa sử dụng 1 lần tại 9 tỉnh, thành phố cho thấy Việt Nam phát sinh khoảng 22 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó 10% là chất thải nhựa. Tốc độ gia tăng lượng chất thải rắn sinh hoạt giai đoạn 2021-2030 trung bình 6%/năm.

Bên cạnh đó, lượng chất thải, nước thải được xử lý trước khi thải ra môi trường còn rất ít. Tính đến hết năm 2020, cả nước 698 cụm công nghiệp với khoảng 12 nghìn dự án đầu tư sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, số lượng cụm công nghiệp có có biện pháp bảo vệ môi trường, công trình xử lý chất thải chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ có 17,2% có hệ thống xử lý nước thải tập trung….

Bản đồ SBBE
Những dự án và nghiên cứu của chúng tôi.
Khám phá ngay